Sự khác nhau giữa “hủy bỏ hợp đồng” và “hợp đồng có điều kiện hủy bỏ”.

Về khái niệm:
Hủy bỏ hợp đồng được hiểu là việc hợp đồng đang thực hiện thì bị hủy hiệu lực do vi phạm nghĩa vụ hoặc do hai bên thỏa thuận trước đó. Bao gồm: hủy bỏ toàn bộ hợp đồng hoặc hủy bỏ một phần hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005.
Hợp đồng có điều kiện hủy bỏ là một loại hợp đồng có điều kiện, được Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định. Các bên thoả thuận trước về điều kiện huỷ bỏ, khi điều kiện đó xảy ra thì hợp đồng sẽ không thực hiện hoặc không tiếp tục được thực hiện nữa.

Về điều kiện áp dụng:
– Theo BLDS 2015 thì hủy bỏ hợp đồng xảy ra khi:
+ Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
+ Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
+ Trường hợp khác do luật quy định.
+ Tuy nhiên theo Luật Thương mại 2005 thì điều kiện để hủy bỏ hợp đồng là khi
+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận;
+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Do đó có thể hiểu điều kiện hủy bỏ hợp đồng tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên hoặc do pháp luật quy định.
– Hợp đồng có điều kiện hủy bỏ thì điều kiện huỷ bỏ hợp đồng là điều kiện mà các bên đã thoả thuận từ trước, có thể là sự kiện, hoặc là hành vi.

Về hậu quả pháp lý:
Hủy bỏ hợp đồng:
+ Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
+ Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
+ Những vấn đề liên quan đến quyền nhân thân do BLDS và luật khác có liên quan quy định.
– BLDS và các luật liên quan khác chưa có quy định nào về hậu quả pháp lý của hợp đồng có điều kiện hủy bỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.