Ông bà nội ngăn cản không cho cháu nội gặp mẹ phải làm như thế nào???

Ông bà nội ngăn cản không cho cháu nội gặp mẹ phải làm như thế nào???

Trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp khi vợ chồng ly thân, ly hôn thì phía nội thường bắt cháu, giành quyền nuôi cháu và không cho cháu gặp mẹ của mình. Như vậy thì có đúng không?

Cho dù vì bất kì lý do gì dẫn đến hôn nhân của các cặp cha-mẹ thì quyền họ vẫn luôn có quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con mình, đây là quyền đương nhiên, vốn có của họ, bản than cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Khoản 1 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Cha mẹ phải luôn yêu thương, chăm sóc, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục con để con phát triển toàn diện cả về mặt thể chất và tinh thần.
Cho dù có ly thân hay ly hôn hay người chồng không còn thì người vợ vẫn là mẹ – vẫn luôn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc con cái mình.

Ngoài ra, xét về thứ tự thì nếu cha mẹ không còn hoặc không có điều kiện chăm sóc thì đối tượng có nghĩa vụ đứng sau phải là anh, chị,em chứ không phải là ông bà. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và  nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu,.. trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuối mình mà cũng không có  anh, chị em để thực hiện những quyền và nghĩa vụ này thì ông bà mới có nghĩa vụ nuôi cháu.

Điều 104. Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

1.Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.”

Mặc khác, chỉ khi rơi vào một số trường hợp luật định thì người mẹ mới bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con như:

– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)

Do đó, nếu người mẹ không rơi vào những trường hợp trên thì vẫn hoàn troàn có quyền chăm sóc con mình. Nếu như ông bà nội ngăn cản việc cháu gặp mẹ mình thì hành vi này đã trực tiếp ảnh hưởng đến quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của con của người mẹ. Đối với hành vi trên ông bà nội còn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Như vậy,

+ Nếu trong trường hợp đã ly hôn mà quyền nuôi con thuộc về người chồng, thì người vợ dù không trực tiếp nuôi dưỡng nhưng vẫn có quyền thăm gặp con cái của mình. Việc ngăn cấm từ ông bà nội là hoàn toàn sai.

+ Nếu trong trường hợp chưa ly hôn, chưa phân định quyền nuôi con mà người choongdf chết thì người vợ đương nhiên có quyền và nghĩa vụ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con, trừ trường hợp bạn không đủ năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Người mẹ có quyền khởi kiện để yêu cầu giành lại quyền trực tiếp nuôi con.

—————————————–

TRUNG TÂM PHÁP LÝ MIỀN TRUNG

Địa chỉ: Toà nhà Legal Center, số 112 Đinh Tiên Hoàng, TP. Quảng Ngãi

Website: trungtamphaply.vn

Hotline: 1900 6577

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.