Một số vấn đề liên quan đến lương tối thiểu vùng năm 2022

Người lao động và người sử dụng lao động khi xác lập mối quan hệ, cả hai điều mong  muốn đạt được những mục đích nhất định và có những mối quan tâm nhất định. Tiền lương- là vấn đề cốt yếu mà cả hai chủ thể này đặt mối quan tâm lên hàng đầu. Vậy mức lương trong năm 2022 như thế nào? Có tăng không?

*Khái niệm về lương tối thiểu vùng

Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

*Mức lương tối thiểu vùng hiện tại và trong năm 2022

Vì những biến động về kinh tế và xã hội quá lớn, cùng với đó là dịch bệnh Covid 19 kéo dài nên mức lương tối thiểu vùng trong năm 2021đã không tăng và được thực hiện theo mức lương công bố tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Với tình hình dịch bệnh vẫn còn đang tiếp diễn, cùng những khó khăn trước mắt đang và sắp gặp phải thì thiết nghĩ mức lương tối thiểu vùng trong năm 2022 sẽ không tăng so với hiện tại,

*Chức năng của lương tối thiểu vùng

– Làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương,

– Làm cơ sở để đóng BHXH bắt buộc: theo  Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm những khoản sau đây: Mức lương;Phụ cấp lương;Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

+ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu quy định như sau:Theo quy định tại điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì:

Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

-Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

-Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

+ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa: bằng 20 tháng lương cơ sở (20 x 1,49 triệu đồng  = 29,8 triệu đồng/tháng, trong đó 1,49 là mức lương cơ sở)

* Ý nghĩa

– Làm cơ sở để trả lương ngừng việc.

– Làm cơ sở tính thiệt hại mà NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐ.

– Làm cơ sở để xác định mức Tiền lương tổi thiểu khi chuyển NLĐ làm công việc khác với HĐLĐ.

*Xử lý vi phạm

Trường hợp người sử dụng lao động trả lương cho người thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được quy định thì sẽ bị xử phạt: từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao độn; từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên (khoản 3 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

—————————————–

TRUNG TÂM PHÁP LÝ MIỀN TRUNG
? Địa chỉ: Toà nhà Legal Center, số 112 Đinh Tiên Hoàng, TP. Quảng Ngãi
? Website: trungtamphaply.vn
☎ Hotline: 1900 6577

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.