CÓ ỦY QUYỀN CHO NGƯỜI KHÁC PHÂN CHIA THỪA KẾ ĐƯỢC KHÔNG?

Có ủy quyền cho người khác phân chia thừa kế được không?

– Hiện nay, theo quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì thủ tục chứng thực chữ ký cũng được áp dụng đối với trường hợp chứng thực giấy ủy quyền, khi hành vi ủy quyền đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Không có thù lao; không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền; không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản, vì vậy không thể chứng thực chữ ký đối với giấy ủy quyền thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

– Theo Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 3/3/2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, thì việc ủy quyền cho người khác tham gia phân chia, định đoạt quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền. Các bên phải xác lập hợp đồng ủy quyền và thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng ủy quyền theo quy định pháp luật.

– Để ủy quyền cho người khác đại diện cho mình thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, cần đến tổ chức hành nghề công chứng lập hợp đồng ủy quyền. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014 , trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 thì một cá nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó.

=>Do đó, khi không thể trực tiếp tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, người thừa kế có thể lập hợp đồng ủy quyền để ủy quyền cho người khác đại diện cho mình, trừ trường hợp người đại diện theo ủy quyền là một trong những người thừa kế theo pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.