Thế nào là hành vi phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? Là câu hỏi được đặt ra rất nhiều trên các diễn đàn luật và hỏi đáp pháp luật. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa, khái niệm và quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề này, Công ty Luật Miền Trung xin phân tích và giải đáp như sau:

Theo quy định tại khoản 2 điều 22 của BLHS 2015 có định nghĩa: “ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà hậu quả của hành vi đó khiến người có hành vi xâm hại chết hoặc có thương tích thì sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các tội danh quy định tại điều 126Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” và điều 136Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội”.

Khi xem xét một hành vi có vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không, cần xem xét toàn diện tất cả các tình tiết trong vụ án, liệu rằng hành vi chống trả đó có thật sự cần thiết, gây nguy hại như thế nào cho xã hội và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đối với nạn nhân. Điều kiện của phòng vệ chính đáng phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất: hành vi chống trả phải là hành vi được thực hiện nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người bị xâm hại hoặc quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Quyền và lợi ích chính đáng là những quyền, lợi ích không trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc và đặc biệt là không trái với các quy định của pháp luật.

Thứ hai: việc chống trả lại hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại thì hành vi xâm hại ấy phải đang diễn ra và chưa kết thúc. Trường hợp hành vi chống trả được thực hiện sớm hơn thì được coi là hành vi phòng vệ sớm, bởi vì việc thực hiện hành vi phòng vệ lúc này chưa cần thiết (chưa có hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm) hoặc hành vi chống trả được thực hiện muộn hơn thì hành vi phòng vệ lúc này được coi là hành vi phòng vệ muộn(hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đã kết thúc).

Thứ ba: hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải là thực sự cần thiết với hành vi xâm hại. Nếu không cần thiết thì người gây thiệt hại vẫn phải bồi thường.

Tình huống minh họa: A và B cùng nhau đi dạo ở công viên thì đột nhiên một thanh niên tên C cầm dao đến hăm dọa và đánh B, trong lúc nóng giận trước hành vi vô lý của C, A đã dùng dao đâm trọng thương C.

Như vậy hành động này của A được xem là hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn chính đáng, bởi vì C mới chỉ hăm dọa và đánh B và C chưa gây ra hậu quả gì nghiêm trọng cho B, hơn nữa lúc này A và B đang ở công viên nơi có đông người qua lại nên A có thể bằng nhiều cách khác nhau ngăn chặn hành vi tấn công của C nhưng A lại chọn phản kháng bằng cách đâm trọng thương C. Thế nên, hành động này của A là vượt quá mức cần thiết với hành vi xâm hại của C.

Như vậy, người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng không phân biệt mức độ chống trả cao hay thấp hơn người thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; chỉ cần việc chống trả đấy là cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm.

Trên đây là những phân tích, hướng dẫn nhận biết về hành vi phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Công ty Luật Miền Trung xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của Qúy khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.