Hậu quả của việc ham xe giá rẻ không rõ nguồn gốc

Những ngày cuối năm 2021, đầu 2022, không ít các trường hợp xe lưu thông với biển kiểm soát giả, những chiếc xe sang sử dụng biển số giả được giao dịch với giá rẻ hơn rất nhiều lần so với giá trị thực tế.

Các xe này được nhập lậu hoặc pháp lý không sạch, được “phù phép” bằng hình thức giấy tờ dạng “mẹ bồng con” – tức một xe “con” sử dụng bộ giấy tờ của một xe “mẹ” giống hệt nhau về chủng loại, màu sơn. Trong đó, xe “mẹ” thường đã được rút hồ sơ để chuyển đi một tỉnh khác. Cũng có trường hợp các xe này dùng biển số giống một chiếc xe bất kỳ đang lưu hành. Để qua mặt cơ quan chức năng, những xe vi phạm được dập lại số khung, số máy. Những chiếc xe được lưu hành với biển số giả này có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan của chủ sở hữu.

Những mẫu xe sang biển số giả thường thuộc ba nhóm chính, đầu tiên nhiều chủ xe do không thể trả nợ ngân hàng, nên làm lại biển và đăng ký giả để lưu thông trốn nợ ngân hàng. Thứ hai, một số chủ xe “ham rẻ” nên cố tình mua xe nhập lậu, gắn biển giả để chạy. Thứ ba, khách mua trúng xe biển giả nhưng không biết.

Do đó, nếu những chiếc xe sử dụng lậu, không đảm bảo về mặt pháp lý mặc dù bỏ ra giá rẻ để mua cho tiết kiệm nhưng khi bị cánh sát giao thông phát hiện và xử phạt thì coi như mất xe.  Hậu quả pháp lý đằng sau việc nhập lậu và sử dụng xe mang biển số giả cũng vô cùng nguy hiểm:

-Thứ nhất, nếu chiếc xe dùng biển giả là xe thế chấp ngân hàng đã “hô biến” thành xe khác thì ngân hàng cho vay sẽ khó lòng thu hồi nếu người vay vỡ nợ.

-Thứ hai, cơ quan chức năng sẽ khó quản lý xe tham gia giao thông khi xảy ra va chạm hoặc tai nạn trên đường.

-Thứ ba, với chủ xe nhập lậu, ngoài thiệt hại tài chính, còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và chất lượng không đảm bảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.