Tại ngoại là gì? Điều kiện, trình tự, thủ tục để xin tại ngoại.

 “Tại ngoại” thường được nghe đến trong các vụ án hình sự, vậy theo quy định của pháp luật thì thì “tại ngoại là gì?”; điều kiện xin tại ngoại và trình tự, thủ tục tại ngoại được pháp luật quy định ra sao? Để giải đáp câu hỏi này, Trung tâm pháp lý Miền Trung sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.

  1. Căn cứ pháp lý.

Bộ luật tố tụng hình sự 2015;

Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

  1. Nội dung giải đáp

2.1. Tại ngoại là gì?

Khi Viện kiểm sát đã khởi tố một người thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành tạm giam để thực hiện công tác điều tra, tránh trường hợp người này bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc tiếp tục hành vi phạm tội, hay xóa dấu vết tội phạm,…

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, và nhân thân của họ mà cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét để không phải tạm giam, đây được gọi là tại ngoại.

Theo đó, tại ngoại là hình thức áp dụng đối với đối tượng đã có quyết định điều tra, khởi tố nhưng không bị tạm giam. Về mặt pháp lý thì nó được biết đến là bảo lĩnh hay bảo lãnh tại ngoại.

Lưu ý: Trong quá trình điều tra mà được tại ngoại thì không có nghĩa bị can, bị cáo không có tội nữa, mà vẫn phải đến Cơ quan điều tra, Tòa án khi có lệnh triệu tập để giải quyết vụ án.

  1. Điều kiện để xin tại ngoại

Để được tại ngoại thì bị can, bị can bị cáo cần có người thực hiện bảo lĩnh, điều kiện để được bảo lĩnh tại ngoại được quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

  1. Trình tự, thủ tục xin tại ngoại :

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trình tự, thủ tục xin bảo lĩnh tại ngoại được thực hiện cụ thể như sau:

– Những người có thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh bao gồm:

+ Trong cơ quan điều tra: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Đối với trường hợp này thì quyết định bảo lĩnh phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.

+ Trong Viện kiểm sát: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.

+ Tại Tòa án: Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Trên đây là nội dung tư vấn mà chúng tôi muốn gửi đến mọi người. Mong rằng, mọi người sẽ quan tâm và biết thêm một số quy định trong pháp luật.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.