Chồng không cho vợ đi làm có bị xử phạt không?

Quan niệm của ông bà ta ngày xưa thường sẽ là chồng ra ngoài kiếm tiền, vợ sẽ phải ở nhà chu toàn chuyện bếp núc, lo cho con cái. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn còn khá nhiều gia đình giữ lại quan điểm bảo thủ ấy, khiến cho người phụ nữ chịu cảm giác phụ thuộc, dựa dẫm,…. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho mâu thuẫn gia đình ngày càng căng thẳng và dẫn đến nhiều hệ quả không thường.

Theo Nghị định 125/2021/NĐ-CP về xử phạt VPHC lĩnh vực bình đẳng giới, chồng không cho vợ đi làm vì lý lo giới tính có thể bị phạt đến 5 triệu đồng.

Cụ thể, phạt tiền từ từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi:

– Cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo ra thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính.

– Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.

Như vậy, nếu người chồng không cho vợ đi làm vì lý do giới tính thì có thể bị phạt tới 5 triệu đồng.

Hiện hành, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy hiếp tinh thần nhằm không cho phép thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập vì định kiến giới chỉ bị phạt từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng (điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 55/2009/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với hành vi:

– Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhắm cản trở thành viên trong gia đình có điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;

– Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.

(Hiện hành, mức phạt đối với các hành vi này là từ 500 nghìn đồng đến 01 triệu đồng).

Nghị định 125/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 55/2009/NĐ-CP.

Qua đó, tôi mong rằng mọi phụ huynh, mỗi người chồng hãy dành cho vợ cơ hội để phát triển bản thân, cơ hội được thực hiện ước mơ công việc của bản thân mình. Từ đó, cả hai vợ chồng hãy cần chung tay để góp phần xây đựng một gia đình văn minh, tiên tiến góp phần tạo dựng một xã hội công bằng, bình đẳng hơn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.