Phân biệt Tội giết người và Tội cố ý gây thương tích?

          Tội giết ngườiTội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hai tội phạm rất nguy hiểm. Tuy chúng có nhiều khác biệt về mục đích phạm tội, khách thể của tội phạm, cũng như hậu quả nguy hiểm của hành vi, nhưng vẫn có nhiều sự nhầm lẫn khi xác định tội phạm.
Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích sự khác nhau về các yếu tố cấu thành tội phạm để chúng ta dễ dàng phân biệt được hai tội phạm này:
      1. Các yếu tố về mặt khách thể của tội phạm:

Tội giết người xâm phạm đến quan hệ nhân thân chính là quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Trong khi đó, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác lại xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe, sự toàn vẹn về thân thể của con người.:
2. Các yếu tố trong mặt khách quan của tội phạm
Về hành vi:
Đối với Tội giết người thì hành vi phạm tội có thể là hành động hoặc không hành động. Đối với hành vi hành động: người phạm tội cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm tước đoạt mạng sống người khác. Trường hợp không hành động là việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm.
Đối với Tội cố ý gây thương tích: người phạm tội phải có hành động cố ý gây thương tích cho người khác. Người phạm tội có thể sử dụng vũ khí nguy hiểm, hành vi côn đồ nhưng vị trí và lực tác động lên thân thể của người khác chỉ khiến họ bị thương nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng.
3. Về mặt chủ quan của tội phạm

  • Về mục đích của hành vi:
    Tội giết người: người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt mạng sống của người khác.
    Tội cố ý gây thương tích: người phạm tội chỉ thực hiện hành vi với mong muốn gây tổn hại đến sức khỏe của người khác chứ không mong muốn hậu quả chết người xảy ra.
  • Về mức độ tấn công, cường độ tấn công

Tội giết người: Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người.

Tội cố ý gây thương tích: Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn.

  • Về vị trí tác động trên cơ thể

Tội giết người: Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,…

Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân, v.v…

  • Vũ khí, hung khí sử dụng và các tác nhân khác

Thường sử dụng các vũ khí, hung khí tấn công như sung, dao, gậy… với cách thức quyết liệt

Không sử dụng các hung khí nguy hiểm hoặc nếu sử dụng thì không nhằm mục đích tước đoạt tính mạng nạn nhân

  • Về yếu tố lỗi:

Trong trường hợp phạm Tội giết người, người thực hiện hành vi có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người. Nghĩa là họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra.
Trong khi đó, người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể thấy trước hậu quả gây tổn thương cơ thể cho người khác và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.