Thủ tục đăng lý chỉ dẫn địa lý

Khái niệm: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

“Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1.Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

2.Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.”

Ví dụ: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm tại Việt Nam và EU: Sản phẩm nước mắm còn đặc trưng chỉ sản xuất bằng cá cơm, có màu cánh gián đặc trưng, hoàn toàn tự nhiên chứ không bằng cách pha màu, mùi vị thơm ngon.

1.Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn. Kiểm tra việc tuân thủ các quy…

– Bước 3: Công bố đơn

– Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

– Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

2.Thành phần hồ sơ:

(2) Tờ khai (bản chính);

(1) Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm ) (bản chính);

(2) Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (bản chính);

(2) Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (bản chính);

(1) Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện) (bản chính);

(1) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

————————————-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.