Điều kiện, thủ tục đăng kí giám hộ

 

 

Khi tham gia vào các quan hệ xã hội, pháp luật các chủ thể như những người chưa thành niên mà không có sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự không thể tự mình tham gia vào các giao dịch được. Do đó, họ cần có người giám hộ để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; chịu trách nhiệm trước pháp luật của người được giám hộ.

Người giám hộ người trực tiếp thực hiện việc chăm sóc, đặc biệt là bảo vệ quyền vào lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm trước pháp luật cho người được giám hộ. Do đó, không phải ai cũng được thực hiện quyền này. Pháp luật đặt ra một số điều kiện nhất định đối với người giám hộ.

Điều kiện trở thành người giám hộ:

-Đối với cá nhân:

+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 19 Bộ luật dân sự 2015

+ Người giám hộ đáp ứng đủ điều kiện sau:  tư cách đạo đức tốt, chưa vi phạm pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc xâm phạm tính mang hoặc sức khỏe hoặc danh dự hoặc nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, điều kiện kinh tế, chỗ ở ổn định, có thời gian chăm sóc người được giám hộ, không phải là đối tượng bị Tòa án tuyên hạn chế quyền chăm sóc, nuôi dưỡng với người dưới 18 tuổi

-Đối với pháp nhân:

+ Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự 2015.

+ Đáp ứng đủ điều kiện về  kinh tế, chỗ ở và các điều khác   để hỗ trợ cho việc  thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Vì đối tượng được giám hộ là nhóm chủ thể đặc biệt, họ bị mất hoặc hạn chế về nhận thức, không thể làm chủ bản thân. Do đó, pháp luật đặt ra một số điều kiện cụ thể đối với người giám hộ là để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người được giám hộ.

Thủ tục đăng kí giám hộ

– Người có yêu cầu đăng ký giám hộ nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

– Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Trích lục đăng ký giám hộ và Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.