Thủ tục người nước ngoài thường trú ở Việt nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

Hiện nay việc nhận con nuôi khá phổ biến, các cặp vợ chồng hiếm muộn không thể sinh con nhưng họ mong muốn có con cái để yêu thương chăm sóc như bao cặp vợ chồng khác. Do đó, pháp luật quy định họ hoàn toàn có thể nhận nuôi con nuôi. Pháp luật Việt Nam không giới hạn chủ thể được nhận nuôi con nuôi là người Việt Nam hay người nước ngoài.

Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Bản sao Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế
  • Phiếu lý lịch tư pháp
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân

+ Trường hợp người nhận con nuôi là cặp vợ chồng nhận con nuôi: Giấy chứng nhận kết hôn.

+ Trường hợp người nhận con nuôi là người độc thân nhận con nuôi: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

  • Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
  • Đơn xin nhận con nuôi.

Dưới đây là một số thủ tục để người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi:

  • Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú;
  • Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan: công chức kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người có liên quan. Khi lấy ý kiến công chức cần phải tư vấn để trẻ em tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình,tư vấn đầy đủ cho cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ về mục đích nuôi con nuôi; quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sau khi đăng ký nuôi con nuôi; về việc cha mẹ đẻ sẽ không còn các quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác; giải thích cho những người liên quan về quyền thay đổi ý kiến đồng ý trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến đồng ý, hết thời hạn này thì kông được quyền thay đổi ý kiến
  • Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
  • Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch, tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp.
  • Trường hợp từ chối thì Sở Tư pháp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.