Thủ tục đăng kí kết hôn

Thủ tục đăng kí kết hôn

Các cặp đôi nam- nữ thường có một khoảng thời gian yêu nhau, trải qua những buồn, vui, khó khăn. Đến một giai đoạn nhất định, khi tình yêu đã chín mùi, họ xã định phải đến với nhau để cùng xây dựng một tổ ấm của riêng mình. Lúc này ngoài mặt hình thức là họ thực hiện việc kết hôn (tổ chức tiệc cưới, hay những hình thức khác để  mọi người biết về mối quan hệ của họ) thì họ cũng cần được pháp luật thừa nhận. Do đó, họ cần phải thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dưới đây là một số thủ tục đăng kí kết hôn.

Điều kiện tiên quyết để được thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn thì các đối tượng phải đảm bảo các điều kiện để được đăng kí kết hôn theo luật đinh: Phải đủ tuổi để được đăng kí kết hôn (từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ); sự tự nguyện từ các bên, hai bên không mất năng lực hành vi dân sự; không thuộc những trường hợp bị cấm kết hôn theo luật định.

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Muốn đăng kí kết hôn hai bên nam, nữ cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được UBND cấp xã nơi cư trú cấp;
  • Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật (nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn);
  • CMND, hộ chiếu, thẻ CCCD hoặc giấy tờ khác có dán ảnh.\

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ nêu trên. các cặp đôi cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn (Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014)

Ngoài ra, tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, nợi thực hiện đăng ký kết hôn cho các cặp nam, nữ là UBND cấp huyện áp dụng cho các trường hợp sau đây:

  • Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài;
  • Công dân Việt Nam định cư nước ngoài kết hôn với nhau;
  • Công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với công dân Việt Nam định cư nước ngoài;
  • Công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Đặc biệt, đối với hai người nước ngoài khi có nhu cầu đăng ký kết hôn ở Việt Nam thì phải đến UBND cấp huyện nơi mà một trong hai bên cư trú để thực hiện việc đăng ký kết hôn (khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014).

Bước 3: Giải quyết đăng kí kết hôn

Nếu đáp ứng đủ điều kiện để được đăng kí kết hôn thì cán bộ tư pháp sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam nữ ký tên vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và Sổ hộ tịch.

Đồng thời hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy đăng ký kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn sau đó cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã để trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy có đủ điều kiện kết hôn theo quy định ( Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Trường hợp nếu cần xác minh thêm những điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không được quá 05 ngày làm việc.

Riêng trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, việc trao giấy chứng nhận đăng kí kết hôn được thực hiện trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày ký.

--> Nếu trong 60 ngày kể từ ngày đăng ký mà hai bên không thể có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì Giấy đăng ký  kết hôn này sẽ bị hủy. Nếu hai bên muốn tiếp tục kết hôn thì phải thực hiện thủ tục lại từ đầu.


 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.