Những rủi ro khi mua bán xe bằng hợp đồng ủy quyền

Mua bán xe nhưng không ký hợp đồng mua bán mà dùng hợp đồng ủy quyền diễn ra khá phổ biến.

Điều này sinh ra rất nhiều rủi ro mà các bên có thể phải gánh chịu:

Đối với bên bán (bên ủy quyền):

  1. Bên nhận ủy quyền sử dụng xe và gây tai nạn thì bên ủy quyền vẫn phải liên đới trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
  2. Bên nhận ủy quyền sử dụng xe vi phạm luật giao thông và bị phạt nguội thì phát sinh trách nhiệm nộp phạt của chủ sở hữu.
  3. Có thể bị phạt hành chính với lỗi Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).
  4. Có thể đối diện với nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo Điều 264 Bộ Luật hình sự.

Đối với bên mua (bên nhận ủy quyền):

  1. Khi bên ủy quyền nhận tiền rồi nhưng vẫn còn quyền sở hữu thì đương nhiên người này vẫn được thực hiện các quyền của chủ sở hữu, ví dụ như nhận đặt cọc bán cho người khác, ủy quyền cho người khác chẳng hạn, khi đó nguy cơ xảy ra tranh chấp là rất lớn.
  2. Bên ủy quyền bị kê biên tài sản để bảo đảm việc thi hành án thì chiếc xe có thể trở thành đối tượng bị kê biên.
  3. Chẳng may bên ủy quyền qua đời, hợp đồng ủy quyền mặc nhiên chấm dứt hiệu lực. Tệ hơn là những người thừa kế của người ủy quyền có thể thực hiện thủ tục chia di sản thừa kế là chính chiếc xe đó.
  4. Có thể bị xử phạt vì lỗi sử dụng xe không chính chủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.