Đơn phương ly hôn nhưng bị đơn vắng mặt có xét xử được không?

Theo quy định của pháp luật, có hai trường hợp ly hôn là đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, dù ly hôn đơn phương hay thuận tình điều phải trải qua bước hòa giải tại tòa để các bên ngồi lại tự nói chuyện, thỏa thuận với nhau về mối quan hệ của mình có được tiếp tục không hay họ thật sự muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng.

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc đơn phương ly hôn như sau:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

  1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Do đó, nếu như trường hợp này bị đơn vắng mặt thì giải quyết như thế nào?

* *Thứ nhất, trường hợp bị đơn vắng mặt tại buổi hòa giải

Theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn”.

Căn cứ Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì vụ án không tiến hành hòa giải được là vụ án có bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, nếu bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì được xem là vụ án không tiến hành hòa giải được. Khi đó, Tòa án sẽ tiến hành các bước tiếp theo để xem xét, quyết định đưa vụ án ra xét xử.

*Thứ hai, trường hợp bị đơn vắng mặt tại phiên tòa:

Căn cứ Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

– Trường hợp bị đơn và người đại diện của họ vắng mặt lần thứ nhất, Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Việc hoãn phiên tòa sẽ được Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

– Trường hợp bị đơn và người đại diện của họ vắng mặt lần thứ hai không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, cũng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.