Kiểm đếm là một thủ tục phải thực hiện trước khi Nhà nước chính thức tiến hành việc thu hồi đất.

 

 

Kiểm đếm là một thủ tục phải thực hiện trước khi Nhà nước chính thức tiến hành việc thu hồi đất.Việc kiểm đếm phải được tuân thủ theo một quy trình nhất định như sau:

  1. Thời điểm tiến hành công tác kiểm đếm:

Trong thực tế, kiểm đếm đất đai được hiểu là công việc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, nhằm mục đích xác định hiện trạng sử dụng đất, thống kê nhà ở, tài sản gắn liền với đất để lấy thông tin phục vụ cho hoạt động đền bù, giải tỏa.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật đất đai 2013điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì trước khi có quyết định thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo kế hoạch kiểm đếm cho người dân được biết:

–  Chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp;

– Chậm nhất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.

  1. Quy trình kiểm đếm thông thường:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật đất đai 2013, việc kiểm đếm đất đai để lấy thông tin lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiến hành như sau:

(1) UBND cấp tỉnh, huyện ra thông báo thu hồi đất (bao gồm cả kế hoạch kiểm đếm).

(2) Thông báo được gửi đến cho từng hộ dân có đất bị thu hồi, họp phổ biến và niêm yết công khai tại UBND cấp xã để người dân được biết.

(3) UBND cấp xã phối hợp với đơn vị bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất đai.

(4) Người sử dụng đất phối hợp với đơn vị bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kiểm đếm.

  1. Quy trình kiểm đếm bắt buộc:

        3.1. Thời điểm tiến hành:

Điểm d khoản 1 Điều 69 Luật đất đai 2013 quy định, nếu người dân không đồng thuận thực hiện kiểm đếm thì UBND cấp xã và ban bồi thường, GPMB phải tổ chức vận động, thuyết phục.

Trong vòng 10 ngày kể từ khi được vận động, thuyết phục mà vẫn không được đồng ý thì Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định kiểm đếm bắt buộc. Nếu người có đất vẫn không thực hiện thì tiến hành cưỡng chế kiểm đếm.

        3.2. Điều kiện cưỡng chế thi hành quyết định kiểm đếm bắt buộc:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật đất đai 2013 thì chỉ được tiến hành cưỡng chế kiểm đếm đất đai khi đáp ứng đủ 04 điều kiện:

– Người bị thu hồi không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được vận động, thuyết phục;

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã;

– Quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành;

– Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành.

Lưu ý: Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã phải lập b

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.