Nhận cháu ruột làm con nuôi, thực hiện việc đăng ký như thế nào?

Hỏi:

Anh chị C đã có hai con đẻ, nay muốn nhận thêm một trẻ em nữa là cháu ruột làm con nuôi. Công chức tư pháp-hộ tịch có thể từ chối đăng ký việc nuôi con nuôi đối với anh chị C không ?

Trả lời:

Pháp luật về nuôi con nuôi không cấm người đã có con được nhận con nuôi, nếu những người này đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi. Do đó, sau khi kiểm tra các điều kiện của anh chị C, nếu công chức tư pháp – hộ tịch xác định anh chị C đủ điều kiện để nuôi dưỡng thêm một trẻ em nữa thì có thể tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi.Tuy nhiên, nếu có cơ sở để cho rằng các bên lợi dụng việc cho nhận con nuôi con nuôi nhằm hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước thì sẽ bị cấm theo Điều 13 của Luật nuôi con nuôi, ví dụ như để hưởng chính sách của thương binh, bệnh binh hoặc người có công với cách mạng (con nuôi sẽ được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học…). Trong trường hợp đó, công chức tư pháp-hộ tịch cần từ chối đăng ký việc nuôi con nuôi.

*Trình tự thủ tục nhận con nuôi theo quy định của pháp luật:

Bước 1:  Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi, nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi;

Bước 2: Công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ;

Khi kiểm tra hồ sơ, công chức tư pháp hộ tịch phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan. Trường hợp người được nhận làm con nuôi có cha mẹ đẻ, thì công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ đối với con và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó sau khi đã cho làm con nuôi.

Bước 3: Công chức tư pháp – hộ tịch lấy ý kiến của những người có liên quan;

– Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi;

– Trường hợp từ chối đăng ký, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng.

*Thành phần hồ sơ:

– Đơn xin nhận con nuôi trong nước;

– Đơn đăng ký nhu cầu nhận trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi;

– Bản sao Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

– Phiếu lý lịch tư pháp.

– Trường hợp người nhận con nuôi là cặp vợ chồng nhận con nuôi: Giấy chứng nhận kết hôn.

-Trường hợp người nhận con nuôi là người độc thân nhận con nuôi: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

———————————–

Hotline: 1900 6577

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.