Có nên công nhận tiền ảo (Bitcon) là tài sản không?

Hiện nay, chúng ta nghe rất nhiều về những cái tên như: tiền ảo, bitcon, tiền điện tử,… vậy chúng là gì, có phải là tài sản hay không? Trên thực tế nó đã và đang được thực hiện thông qua các giao dịch trên mạng. Tuy nhiên, hoàn toàn không có một khái niệm cụ thể về nó, trên thế giới tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau.

Tiền điện tử (electronic money) chỉ là cách gọi chung nhất để chỉ các loại tiền tệ không tồn tại dưới bất kỳ một hình thức vật lý nào và không đại diện cho bất kỳ đồng tiền quốc gia nào.Có  thể hiểu nó là một loại tiền không được kiểm soát bởi nhà nước như đồng tiền thật , nó được phát hành và thường được kiểm soát bởi nhà phát triển của nó, được sử dụng và được chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo cụ thể. Về cơ bản có thể phân ra thành nhiều loại bao gồm: Tiền ảo (virtual currency), tiền kỹ thuật số (digital currency), tiền mã hóa (cryptocurrency). Thoạt qua các thuật ngữ này có thể giống nhau nhưng bản chất lại vô cùng khác biệt, theo đó, tiền kỹ thuật số (digital currency) là một tập con của tiền điện tử dùng để chỉ các loại tiền chỉ tồn tại dưới hình thức kỹ thuật số mà không được chấp nhận quy đổi một cách rộng rãi ra các đồng tiền vật lý khác.

Bitcoin là loại tiền mã hoá điển hình nhất, ra đời đầu tiên, và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử. Để có được Bitcoin người ta phải thiết lập các hệ thống máy tính để xử lý thông tin và giải các thuật toán.

Mặc dù, những loại tiền này tồn tại và được sử dụng phổ biến trong các giao dịch, tuy nhiên vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào thừa nhận nó là taì sản theo pháp luật Việt Nam.

Theo Khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015 thì tài sản gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.Theo đó thì các loại tiền điện tử, điển hình là Bitcon không thể được xem là tài sản. Sở dĩ, nếu gọi là vật thì phải hiện hữu, là một tài sản hữu hình; nó cũng không được công nhận là tiền chính thức theo pháp luật nhà nước Việt Nam (theo Luật Ngân hàng 2010). Các loại tiền ảo cũng không được liệt kê vào danh sách các giấy tờ có giá. Theo quy định tại Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011, quy định các loại giấy tờ có giá bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, Séc, Công cụ chuyển nhượng khác…và nó cũng không được coi là một quyền tài sản bởi lẽ, quyền tài sản là quyền trị giá tính bằng tiền, gồm có quyền tài sản đối với đối tượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác (quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền địa dịch…).

Như vậy, có thể thấy, các loại tiền ảo không thuộc bất kì hình thức pháp lý nào của tài sản theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, với sự tồn tại của nó hiện này thì có nhiều quan điểm cho rằng nên xem các loại tiền ảo là một loại tài sản.Vì bitcon hay tài sản ảo nói chung có thể thấy chúngđều là những “tài sản” không có đặc tính vật lý (được hình thành từ các thông tin tồn tại dưới dạng các đoạn mã máy tính), được trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Như vậy, quyền đối với tài sản mã hóa (hay tài sản ảo nói chung) là một loại quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, nếu công nhận các loại tiền ảo là tài sản thì sẽ pháp sinh nhiều vấn đề pháp lý khác, cần phải thay đổi nhiều văn bản pháp luật có liên quan để tạo tính thống nhất. Ví dụ như, phải bổ sung vào nó là một loại tài sản theo quy định của pháp luật dân sự tại Khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015, và đã coi nó là một loại tài sản được lưu thông, mua bán, giao dịch,,, thì các hoạt động đó là một thu nhập chịu thuế, và thêm vào đó bản chất của nó là tiền ảo, mang đặc tính ẳn danh cao nên sẽ dễ có các hoạt động liên quan đến tiền ảo trong cả các giao dịch thông thường hay các hoạt động phạm tội như rửa tiền, tài trợ khủng bố cũng như các hoạt động phi pháp khác rất khó kiểm soát nên cũng cần đặt ra cơ chế quản lý hợp lý đối với loại tài sản.

—————————————-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.